Người Việt ghi công Thoại Ngọc hầu

Tượng Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10m tại Hồ Ông Thoại.

Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Tế được nhiều người dân ở An Giang cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng Vĩnh Tế đời biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại...[21].

Nơi ấy, còn có các câu ca dao:

Đi ngang qua cảnh núi Sam,Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi.Ông ngồi vì nước vì đời,Hy sinh tài sản không rời nước non.Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an.[22].Đồng An Trường chó ngáp,Làng Quới Thiện trồng lác bốn mùa.Nhớ ông Bảo Hộ ngày xưa,Dựng làng, mở cõi nắng mưa dãi dầu [23].

Tên Thoại Ngọc Hầu được dùng để đặt tên cho một đường phố lớn, một trường trung học chuyên tại tỉnh An Giang, trước năm 1975 có tên trung học Thoại Ngọc Hầu, sau là trung học tởng hợp Thoại Ngọc Hầu, là trường đào tạo học sinh giỏi của tỉnh An Giang. Ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một con đường mang tên ông. Tên Châu Thị Tế cũng được chọn, để đặt tên cho một con đường tại thành phố Long Xuyên.

Đền và khu mộ (gồm mộ: Thoại Ngọc Hầu, Châu Thị Tế và Trương Thị Thiệt), gọi chung là Sơn lăng, tọa lạc ở chân núi Sam (Châu Đốc), đã được liệt vào hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 4 tháng 12 năm 1997.

Ngày 25 tháng 7 năm 2009 tại thị xã Châu Đốc, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND tỉnh An Giang và UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức cuộc "Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất" (mùng 6 tháng 6 âl năm 1828–mùng 6 tháng 6 âl năm 2009, nhằm ngày 27 tháng 7 năm 2009). Có 157 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh về tham dự.

Kết quả, các tham luận đều khẳng định Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đất Nam Bộ. Ông là người có tâm và có tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hóa và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu (như việc không muốn đối đầu với Trần Quang Diệu trong trận chiến Phú Xuân năm 1801) [24].

Nhà thờ Thoại Ngọc Hầu tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.